GIỚI THIỆU
Thyristor là linh kiện bán dẫn có ba lớp tiếp giáp P–N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại. Thyristor có 3 điện cực là: cực Anot (A), cực Katot (K), cực điều khiển Gate (G).
Thyristor thường được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển, bằng cách điều khiển có xuất hiện sớm hay muộn, qua đó thay đổi được giá trị điện áp ra.
KÝ HIỆU
Trong mạch điện thyristor được ký hiệu như hình 1.
Hình 1. Cấu tạo và ký hiệu của thyristor
a) Ký hiệu của thyristor
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
Khi chưa có điện áp dương UGK vào cực điều khiển thì dù Anot có được phân cực thuận UAK > 0, thyristor vẫn không dẫn điện.
Khi đồng thời có UAK dương và UGK dương thì thyristor mới dẫn điễn. Khi thyristor đã thông, không còn tác dụng nữa. Lúc này thyristor làm việc như một diode tiếp mặt, nó chỉ dẫn điện một chiều từ A sang K và sẽ ngưng dẫn khi UAK ≤ 0.
THÔNG SỐ
a) Dòng điện cực đại: là dòng điện lớn nhất mà thyristor có thể chịu đựng liên tục, quá giá trị này sẽ làm cho thyristor bị hỏng.
b) Điện áp ngược cực đại: là điện áp ngược lớn nhất đặt giữa A và K mà thyristor chưa bị đánh thủng, nếu quá trị số này thyristor sẽ bị phá hủy.
c) Dòng điện kích điều khiển: là dòng điện đủ để cho phép kích hoạt và chốt thyristor ở trạng thái bật với điều kiện có dòng điện chạy từ A sang K để duy trì.
d) Thời gian mở: là thời gian cần thiết hay độ rộng của xung kích để thyristor có thể chuyển từ trạng thái ngưng sang dẫn.
e) Thời gian tắt: là thời gian để thyristor chuyển từ trạng thái bật sang trạng thái ngưng.